Loading...

29/11/16

Máy bay Mỹ chở 202 người bốc cháy giữa không trung

Một chuyến bay của hãng hàng không Mỹ United Airlines từ San Francisco tới Tokyo đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp sau khi một bộ phận của máy bay bốc lửa.

Trang tin Express cho biết, chiếc máy bay của United Airlines rời sân bay San Francisco lúc 11h36' sáng (giờ địa phương) ngày 28/11. Ngọn lửa đã xuất hiện sau khi máy bay cất cánh khoảng 30 phút. Vào thời điểm đó, khói dày đặc bao quanh máy bay kèm theo những tiếng nổ lớn. 202 hành khách trên chuyến bay đã hoảng loạn khi động cơ của máy bay bị hỏng.

Doug Yakel, một phát ngôn viên của sân bay San Francisco nói: "Chiếc máy bay đã gặp phải một số vấn đề về động cơ và đã phải dừng hoạt động một trong bốn động cơ trước khi quay trở lại sân bay".


Theo các quan chức hàng không, chiếc máy bay vẫn an toàn mặc dù gặp trục trặc và gây ra những tiếng nổ lớn.

Trước khi hạ cánh trở lại tại sân bay San Francisco vào khoảng 1h35 chiều cùng ngày (giờ địa phương), phi công điều khiển chuyến bay đã phải bay thêm chặng qua Santa Cruz để máy bay được tiếp nhiên liệu trên không, giúp nó hạ cánh an toàn.

Charlie Hobart, một phát ngôn viên của hãng hàng không United, đã biểu dương 15 thành viên phi hành đoàn trên máy bay vì đã bảo đảm an toàn cho tất cả hành khách, không có bất cứ ai bị thương.

Hiện các quan chức vẫn chưa biết lý do xảy ra sự cố. Chiếc máy bay này sẽ không được phép cất cánh cho đến khi xác định được vấn đề.

Theo Hà Nội mới

Người Mỹ gốc Việt tham gia cuộc đua vào chính trường Mỹ

Trong mùa bầu cử 2016, người gốc Việt tham gia tranh cử 20 chức vụ trong chính quyền các cấp tại quận Cam và rộng hơn là vị trí nghị sỹ bang và liên bang.

ảnh minh họa

Nước Mỹ vừa trải qua một mùa bầu cử sôi động. Mọi sự chú ý đổ dồn vào cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống giữa tỷ phú Trump và bà Hillary. Nhưng thực ra, cùng lúc đó còn một cuộc chạy đua khác vào các vị trí quan trọng trong quốc hội, chính quyền các cấp từ liên bang tới tiểu bang, địa hạt, thành phố.

Trong cuộc chạy đua này, người Mỹ gốc Việt đang tiếp tục thể hiện sự nỗ lực vươn lên để tham gia ngày càng sâu vào chính trường, vào nền chính trị dòng chính của Mỹ. Văn hoá chính trị cởi mở của nước Mỹ đa sắc tộc và sự vươn lên của người Việt là yếu tố quan trọng giúp họ tham gia nhiều hơn vào chính trị dòng chính của nước Mỹ.

Theo VTV

Chàng trai xuất sắc chia sẻ kinh nghiệm 'săn' học bổng Mỹ

Giành được học bổng toàn phần trị giá 128.000 USD (gần 3 tỉ đồng) cho 4 năm học tại Đại học Temple (thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ), Phạm Ngọc đã có một năm học tập ở xứ người.

Từ đó, anh chàng rút ra được nhiều kinh nghiệm để chia sẻ cho các bạn học sinh, sinh viên sắp du học.

Chiến thuật “mọt sách”

Nhiều học sinh chuẩn bị hồ sơ xin học bổng bị từ rất sớm. Riêng Ngọc lại bắt đầu rất muộn, vào mùa hè lên lớp 12 (Trường THPT chuyên Amsterdam, Hà Nội). Khi chia sẻ ý định này với bố mẹ, Ngọc chỉ còn 5 tháng để bắt tay chuẩn bị hồ sơ.

“Bình thường, mình rất thích đi chơi cùng bạn bè, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhưng khi đó phải chạy nước rút để hoàn thành hồ sơ. Mình áp dụng chiến thuật “mọt sách”. Mình dành hết toàn bộ thời gian để giữ điểm số trên lớp, học chăm chỉ cho các kỳ thi chuẩn hóa, viết bài luận. Thời gian trên lớp, mình cố gắng nghe giảng thật kỹ, hoàn thành luôn bài tập về nhà trong giờ ra chơi để có thể dành thời gian ở nhà cho các kỳ thi SAT 1, SAT 2. Nhiều lúc, mình cũng rất căng thẳng, mệt mỏi. Nhất là những lúc bế tắc với bài luận nhưng bố mẹ luôn ở bên cạnh động viên”, Ngọc bộc bạch.

Phạm Ngọc chụp ảnh cùng giáo sư dạy môn Toán thống kê

Theo Ngọc, khi làm hồ sơ xin học bổng, việc quan trọng là phân bổ thời gian hợp lý. Cách chia thời gian của Ngọc chỉ là phân rõ thời gian nào sẽ làm gì. Ví dụ, 30 phút viết bài luận chính, 30 phút ngồi ôn SAT, 30 phút tiếp theo viết bài luận phụ. Khi ép bản thân vào khuôn khổ như vậy thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Nhưng trước hết vẫn phải là nỗ lực từ ban đầu của mình như: học trên lớp để phát triển khả năng học thuật, tham gia các hoạt động cộng đồng, các câu lạc bộ để phát triển kỹ năng mềm (làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo, khả năng nói trước đám đông). Các nhà tuyển sinh Mỹ luôn chú trọng cả mặt học thuật và mặt phát triển con người của một học sinh.

Ngọc trước Trường Fox School of Business, ĐH Temple

“Khi làm hồ sơ, các bạn không nên quá đánh bóng hay nói dối về bản thân vì các nhà tuyển sinh sẽ dễ dàng nhận ra khi một học sinh không trung thực trong bộ hồ sơ của mình. Hãy cố thể hiện tốt nhất những gì mình có, chứ đừng cố thể hiện những gì mình không có”, Ngọc lưu ý. Với sự chuẩn bị tốt nhất, Ngọc may mắn nhận được học bổng 4 năm tại Đại học Temple, Mỹ. Khi sang đây học, Ngọc nhận ra nhiều điều khác biệt so với sự chuẩn bị của bản thân mình.
Ngọc cho biết: “Ở trường, các bạn phát biểu rất nhiều và sẵn sàng nói lên suy nghĩ bản thân. Bản thân mình không phải người quá ngại ngùng nói trước mọi người nhưng cũng mất hơn 6 tháng để có thể cảm thấy thoải mái hơn trong việc phát biểu trước lớp”.

Ngọc cùng giáo sư trong giảng đường

Tại Temple, mô hình lớp học gồm: lớp giảng đường (lecture hall) hoặc lớp nhỏ, nhưng ở cả hai loại các giáo sư đều tập trung nhiều vào phần thảo luận. Cách câu hỏi được đưa ra thảo luận luôn cố áp vào tình huống thực tế để sinh viên thấy được ứng dụng của kiến thức vào thực tiễn. Ví dụ, sinh viên học lớp Kỹ năng lãnh đạo và Quản trị tổ chức (Leadership and Organizational Management), thầy giáo cũng đưa luôn trường hợp cụ thể (case study) về mô hình quản lý của Apple so sánh với Google hay Microsoft và các công ty công nghệ khác. Hoặc sinh viên được xem về quá trình phát triển của Pixar (công ty sản xuất phim hoạt hình hàng đầu tại Mỹ) từ sự những thành công ban đầu, sự thất bại về ý tưởng rồi quá trình hồi phục cho tới tận ngày nay để các bạn thấy được rõ việc quản trị một công ty có những khó khăn như thế nào.

Ngọc tham gia chuyến dã ngoại leo núi lần đầu tại Mỹ, tại thác nước Raymondskill, bang Pennsylvania).

Tại trường, Ngọc thích nhất là “Office Hours”, tức là cuộc nói chuyện 1-1 với các giáo sư đang giảng dạy. “Đây là lúc để các sinh viên có thể đặt câu hỏi cho nhiều vấn đề khác nhau, về bất kỳ điều gì. Các giáo sư sẽ giải đáp các thắc mắc và động viên sinh viên nếu họ đang gặp khó khăn. Họ không thấy phiền vì sinh viên hỏi quá nhiều”, Ngọc nói. Một bật mí nữa từ Ngọc là việc các du học Việt sang Mỹ nên cố gắng hòa mình với bạn mới. Tâm lý học sinh Việt khi đi du học thường nương tựa vào nhau nhưng đôi khi nương nhau quá tạo thành một nhóm chỉ toàn sinh viên Việt chơi với nhau. Như thế sẽ khó phát triển kỹ năng tiếng Anh của bản thân. Cá nhân Ngọc chơi với nhiều bạn ở khắp nơi trên thế giới để có những trải nghiệm mới mẻ và thú vị hơn.

Theo Thanh niên

Mỹ: Nhờ hacker cả thành phố được đi bus và xe điện miễn phí

 dân tại San Francisco (Mỹ) đã được sử dụng các dịch vụ di chuyển công cộng miễn phí cuối tuần qua sau khi hacker tấn công hệ thống máy tính của thành phố.

Các máy bán vé tự động bị hack.

Trên các máy tính của Cơ quan Giao thông vận tải thành phố San Francisco (San Francisco Municipal Transportation Agency - thường gọi tắt là Muni), đơn vị cung cấp dịch vụ phương tiện giao thông công cộng của thành phố hiển thị thông báo "Bạn đã bị hack, tất cả dữ liệu được mã hóa".

Cùng với tin nhắn, các máy thanh toán tiền vé tại các trạm cũng xuất hiện thông báo "Không sử dụng được" (Out of service) bằng đèn LED màu đỏ. Các thông điệp này khiến nhiều người gợi nhớ tới "ransomware", một thuật ngữ chỉ việc thiết bị máy tính bị tấn công và khóa cho tới khi một số tiền được gửi cho hacker.

Không thể tính phí cho khách hàng, Muni đã chấp thuận việc mọi người sử dụng dịch vụ miễn phí trong thời gian chờ khắc phục hậu quả.

Riêng với dịch vụ tàu điện ngầm, hacker khiến cho cửa soát vé vào bị khóa cứng ở trạng thái mở, nhằm khuyến khích mọi người sử dụng dịch vụ mà không phải trả tiền.

Cuộc tấn công xảy ra vào chiều thứ sáu (25/11) và gây ảnh hưởng mạnh vào thứ bảy (26/11). Tuy nhiên sang tới chủ nhật (27/11), các máy bán vé đã hoạt động trở lại bình thường. Mức độ thiệt hại và danh tính của thủ phạm chưa được tiết lộ. Nguồn tin từ sfexaminer cho biết hacker đã đòi 73.000 USD tiền chuộc.

"Chúng tôi đang làm việc để giải quyết tình hình", Paul Rose, phát ngôn viên của Cơ quan Giao thông vận tải thành phố chia sẻ. "Một cuộc điều tra đang tiến hành và giờ chưa phải lúc thích hợp để cung cấp thêm các chi tiết".

Theo VnExpress

Mỹ: Đâm trọng thương 9 người, sinh viên đạo Hồi bị bắn chết tại chỗ

m thứ Hai (theo giờ địa phương), một thanh niên đã lao xe vào nhóm sinh viên tại Đại học bang Ohio và bắt đầu đâm nhiều người bằng một con dao chặt thịt trước khi bị bắn hạ.

Hiện trường vụ việc.

Vụ tấn công đã làm 9 sinh viên bị thương, trong đó có một người nguy hiểm đến tính mạng. Tất cả đều được điều trị tại bệnh viện địa phương. Kẻ tấn công đã bị nhân viên an ninh bắn chết chỉ hơn 1 phút sau khi vụ việc xảy ra.

Vài giờ sau vụ tấn công, nghi phạm được xác định là một người gốc Somali tên Abdul Razak Cali Artan – sinh viên năm nhất đang theo học tại trường, theo đạo Hồi. Các nhà chức trách hiện đang xin lệnh khám nhà của sinh viên này và điều tra các thông tin cá nhân.

Chân dung nghi phạm. (ảnh Twitter)

Các nhà chức trách cho biết họ sẽ điều tra kỹ lưỡng xem đây có phải là một hành vi khủng bố hay không.

“Chúng tôi tin rằng mối đe dọa đã kết thúc khi nhân viên an ninh bắn chết nghi phạm. Nhờ đó mà đã giảm thiểu tối đa hậu quả” – Giám đốc về an toàn công cộng của trường đại học nói.

Vụ tấn công đã làm nhiều sinh viên khiếp sợ và nhiều người nghĩ đây là vụ xả súng khi nghe có tiếng súng vang lên. Một số sinh viên khác cố thủ trong phòng học với bàn ghế được chắn kín cửa.

Vụ việc vẫn đang được làm rõ.

Theo VnTinnhanh

28/11/16

Kịch bản nào cho quan hệ Trung - Mỹ thời Donald Trump?

Có vẻ như còn quá sớm để ăn mừng một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Trung - Mỹ thời Donald Trump. Kỳ vọng càng cao, càng dễ thất vọng.

Giáo sư Tạ Thao, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 29/11 có bài bình luận trên The Diplomat nhận định, gần như không thể đoán trước Donald Trump sẽ tiếp cận với quan hệ Trung - Mỹ như thế nào.

Đây là câu hỏi thường gặp nhất trong giới hoạch định chính sách, các nhà phân tích và chuyên gia truyền thông Trung Quốc trước, trong và sau bầu cử Tổng thống Mỹ.

Nhưng rất khó để tìm một câu trả lời có thể tin cậy được.

Đơn giản là vì có quá nhiều điều chưa biết về Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, vì ông chưa bao giờ làm chính trị, trong khi những phát ngôn trước và sau bầu cử của ông không nhất quán.

Cơ sở nào để lạc quan quan hệ Trung - Mỹ sẽ cải thiện?

Một số nhà phân tích Trung Quốc tin rằng, quan hệ Trung - Mỹ sẽ tốt hơn dưới thời Donald Trump. Sự lạc quan này dựa trên 2 cơ sở.

Đầu tiên, họ tin vào tính thực dụng và linh hoạt của con người doanh nhân trong Donald Trump.

Giáo sư Tạ Thao, ảnh: The Diplomat.

Do đó những vấn đề liên quan đến ý thức hệ như nhân quyền, dân chủ, chống đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến sẽ có ít tác động vào tư duy, chính sách đối ngoại của Trump.

Thứ hai, các nhà phân tích này dựa vào kinh nghiệm và tư duy đối ngoại truyền thống của Trung Quốc.

Họ rút ra "quy luật" rằng, các Tổng thống Mỹ xuất thân từ đảng Cộng hòa thường đối phó dễ hơn với Tổng thống từ đảng Dân chủ.

Mao Trạch Đông từng nói, ông ưa thích những người ở phe Cộng hòa hơn là phe Dân chủ. Và thực tế các Tổng thống Mỹ từ đảng Cộng hòa đã đóng vai trò quan trọng hơn trong lịch sử quan hệ Trung - Mỹ.

Richard Nixon đã đặt nền móng cho quan hệ Trung - Mỹ bằng chuyến thăm chính thức năm 1972. George HW Bush giữ gìn quan hệ Trung - Mỹ còn non trẻ trong bối cảnh xảy ra những biến động chính trị tại Trung Quốc năm 1989.

George W. Bush rời Nhà Trắng khi quan hệ Trung - Mỹ ở trạng thái tốt nhất kể từ năm 1972.

Donald Trump là chính khách đặc biệt, phi truyền thống

Tuy nhiên Giáo sư Tạ Thao cho rằng, khi đã hiện diện trong Phòng Bầu Dục thì cá tính, sở thích cá nhân thường phải nhường chỗ cho sở thích của các cố vấn, các thành viên nội các, các nghị sĩ có ảnh hưởng tại Quốc hội, các nhóm lợi ích chủ chốt.

Mặc dù xuất thân từ đảng Cộng hòa, nhưng Donald Trump lại không theo một tiêu chuẩn nào của chính trị truyền thống.

Trong thực tế suốt quá trình tranh cử, Trump chống lại chính đảng Cộng hòa bằng cách chống tự do thương mại, ủng hộ đối ngoại biệt lập.

Quan hệ giữa Donald Trump và lãnh đạo đảng Cộng hòa từng có lúc xấu đến mức nhiều người viết thư tố cáo ông, không bỏ phiếu cho Trump. Vì vậy so sánh Trump với Nixon hay hai cha con nhà Bush là khó có cơ sở.

Ngược lại, Tạ Thao tin rằng, có những dấu hiệu đáng lo ngại về quan hệ Trung - Mỹ có thể đi xuống dưới thời Donald Trump. Đầu tiên là tính cách khó đoán, bản ngã lớn, khao khát sự chú ý.

Thứ hai, Trump là tác giả của cuốn sách bán rất chạy - "Nghệ thuật đàm phán", ông là một nhà đàm phán cứng rắn. Điều này có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc không dễ đối phó.

Quan trọng hơn, khẩu hiệu chiến lược tranh cử của Trump - Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại, có thể xung đột với chiến lược "phục hưng dân tộc Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình.

Trump có thể học theo Ronald Reagan

Ở khía cạnh này có thể tìm ra một nét tương đồng giữa Ronald Reagan và Donald Trump. Ronald Reagan trở thành Tổng thống thứ 40 của Mỹ từ năm 1981 đến 1989, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trong nước, khủng hoảng quan hệ với Liên Xô.

Ông chống lại xu thế suy giảm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ sau thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, bằng cách tung ra một cuộc chạy đua vũ trang với Moscow.

Tương tự như vậy, trong khi Barack Obama có thể xem như đại diện cho giai đoạn suy giảm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Iraq, còn Trung Quốc đang trên đà mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, Trump có thể cảm thấy phải làm theo các bước của Reagan.

Tất nhiên có rất nhiều sự khác biệt giữa Trung Quốc ngày nay và Liên Xô ngày trước. Bắc Kinh và Washington cũng không bị sa lầy trong một cuộc Chiến tranh Lạnh.

Bên cạnh đó, thời Chiến tranh Lạnh giữa Washington và Moscow gần như không có quan hệ thương mại. Còn ngày nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ tham gia vào một dòng chảy lớn của hàng hóa, con người và dịch vụ.

Nhưng trong mắt người Mỹ, Trung Quốc ngày nay đang đe dọa vị thế toàn cầu của họ hơn nhiều so với Liên Xô trước đây.

Bởi thế theo Tạ Thao, có vẻ như còn quá sớm để ăn mừng một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Trung - Mỹ thời Donald Trump. Kỳ vọng càng cao, càng dễ thất vọng.

3 kịch bản trong quan hệ Mỹ - Trung, va chạm đối đầu là nguy hiểm nhất

Cùng bình luận về vấn đề này, Giáo sư Bùi Mẫn Hân từ Trường Claremont McKenna ngày 29/11 đưa ra 3 kịch bản cho quan hệ Trung - Mỹ thời Donald Trump, trong bài bình luận trên Nikkei Asian Review.

3 kịch bản đó là khả năng va chạm, xung đột Trung - Mỹ; vận may bất ngờ cho Bắc Kinh; giữ nguyên hiện trạng.

Kịch bản va chạm Trung - Mỹ có thể xảy ra nếu Donald Trump thực hiện cam kết tranh cử: áp đặt thuế trừng phạt hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu qua Mỹ.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, ông có thể áp thuế nhập khẩu 15% trong 150 ngày với hàng hóa Trung Quốc mà không cần thông qua Quốc hội. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm manh.

Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách nhắm mục tiêu các công ty Mỹ đang bán nhiều sản phẩm tại thị trường Trung Quốc như Boeing, Apple, General Motors.

Trong kịch bản này, khi số lượng tàu container Trung Quốc cập các cảng của Mỹ lao dốc, số tàu chiến của Mỹ đến Đông Nam Á tăng nhanh, Trump có thể buộc phải triển khai các vũ khí hiện đại để thực hiện chiến lược xoay trục của Obama.

Những động thái này chắc chắn sẽ phá hủy nền tảng hợp tác Trung - Mỹ, quan hệ thương mại Trung - Mỹ có thể sụp đổ và Bắc Kinh sẽ leo thang nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông, tích cực thách thức máy bay, tàu chiến Mỹ qua lại khu vực này.

Ở những nơi khác, Trung Quốc có thể sẽ công khai ủng hộ các đối thủ của Mỹ như Nga hay Iran, buộc Trump phải trả giá đáng kể.

Kịch bản vận may bất ngờ với Bắc Kinh


Kịch bản thứ hai này là giấc mơ của Bắc Kinh, theo đó những lời hùng biện và chính sách của Donald Trump cuối cùng sẽ dẫn đến sự "thoái vị" của Hoa Kỳ khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu, nhường sân châu Á cho Trung Quốc thống trị.

Giáo sư Bùi Mẫn Hân, ảnh: WSJ.

Hành động của Trump có thể tạo cơ hội chiến lược chưa từng có cho Trung Quốc để thực hiện mục tiêu thống trị châu Á.

Về thương mại, nếu TPP không thành sẽ tạo cơ hội cho Bắc Kinh để chứng minh với các nước láng giềng: không thể dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh, thịnh vượng lâu dài.

Sau chiến thắng của Trump, Bắc Kinh đang ra sức vận động, thúc đẩy RCEP để thay thế TPP.

Là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho gần như tất cả các nước láng giềng, RCEP sẽ củng cố thêm vai trò của Trung Quốc là trung tâm thương mại châu Á.

Mặc dù ảnh hưởng an ninh từ RCEP có thể không thấy ngay, nhưng giới hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng họ sẽ không phải chờ đợi lâu.

Tất nhiên, Nhật Bản, Ấn Độ và có lẽ cả Việt Nam sẽ không muốn rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng khi Mỹ suy giảm kinh tế và ảnh hưởng ở châu Á, Trung Quốc sẽ dễ dàng cô lập hoặc thích ứng với các nước này.

Ngoài ra, chiến thắng của Trump cũng là cơ hội để Trung Quốc chỉ trích các giá trị tự do, dân chủ của Hoa Kỳ.

Kịch bản giữ nguyên hiện trạng

Giữa hai kịch bản va chạm, xung đột Trung - Mỹ với vận may cho Bắc Kinh, vẫn còn khả năng thứ 3 là giữ nguyên hiện trạng quan hệ song phương.

Bản chất kịch bản này dựa trên giả định, chính sách của Trump với Trung Quốc không khác về bản chất so với Obama.

Bất chấp các mối đe dọa như sấm của mình, đặt chân vào Nhà Trắng, Trump sẽ nhận ra rằng, một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc vừa không cần thiết, vừa phản tác dụng.

Ưu tiên của Trump nên là cắt giảm thuế, bãi bỏ các rào cản, đầu tư cơ sở hạ tầng. Có thể Trump vẫn cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, nhưng sẽ ngần ngại áp đặt lệnh trừng phạt.

Ông cũng có thể áp thuế chống bán phá giá với một số mặt hàng Trung Quốc như thép, nhôm, đồ nội thất để chứng minh mình đang thực hiện lời hứa khi tranh cử.

Bắc Kinh sẽ làm ầm ỹ, nhưng không chắc sẽ phản ứng gay gắt với các biện pháp này.

Nếu các cố vấn khiến Trump tập trung nhiều vào Trung Đông và Iran, Bắc Kinh sẽ tìm được đòn bẩy lớn hơn để kiềm chế hoạt động của Mỹ ở châu Á.

Hiện chưa rõ quan hệ Trung - Mỹ sẽ diễn ra theo kịch bản nào, cần có thêm thời gian khi đội ngũ nhân sự của Trump hình thành và các chính sách được công bố.

Mỹ phát triển áo giáp vừa chống đạn vừa cầm máu cho binh sĩ

Loại áo giáp mới có khả năng cầm máu giúp giảm nguy cơ tử vong cho các binh sĩ.

Lực lượng Thủy quân Mỹ đang phát triển áo giáp có tính năng cầm máu cho các binh sĩ bị thương.

Lầu Năm Góc tiết lộ rằng lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đang phát triển công nghệ áo giáp chống đạn đặc biệt có khả năng giúp cầm máu các vết thương người lính gặp phải trên chiến trường, Business Insider đưa tin.

Được biết, phát minh trên được một binh sĩ thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ có tên là Matthew Long sáng chế.

Bên cạnh việc được cấu tạo từ các lớp vật liệu gia cố chống đạn, áo giáp đặc biệt này còn được bọc một lớp vật liệu giúp các vết thương có thể được cầm máu. Điều này giúp giảm nguy cơ thiệt mạng của các binh sĩ khi bị thương trên chiến trường.

Loại áo giáp mới này hiện đang được thử nghiệm với nhiều loại cùng nhiều cấp độ bảo vệ khác nhau. Trong đó, loại áo giáp đặc biệt nhất có thể bảo vệ binh sĩ khỏi mảnh đạn và đạn bắn thẳng cỡ 9mm.
Xem nhiều nhất
Tin Hoa Kỳ
DU HỌC MỸ
SỐNG TẠI MỸ
NGƯỜI VIỆT TẠI MỸ
×